Bộ tứ biểu tượng Led Zeppelin IV

Bộ tứ biểu tượng. Từ trên xuống dưới, trái qua phải: Page, Jones, Bonham và Plant

Ý tưởng thể hiện mỗi thành viên theo một biểu tượng xuất phát từ Jimmy Page[8]. Trong một bài phỏng vấn năm 1977, anh nhớ lại: "Sau cả đống bầy nhầy mà chúng tôi có từ các đánh giá, tôi tiến tới việc thống nhất với các thành viên khác rằng tốt nhất chúng ta cần phải ẩn danh. Đầu tiên, chúng tôi chỉ muốn dùng chung 1 biểu tượng thôi, song chúng tôi thấy đây sẽ là album thứ tư, mà chúng tôi thì cũng có bốn người, vậy nên mỗi người nên có riêng 1 biểu tượng. Tôi tự thiết kế cái của tôi, và những người khác có lý do riêng để sử dụng những biểu tượng của họ."[8]

Jimmy Page hiển nhiên tự thiết kế biểu tượng của mình[5][6], song lý do đằng sau nó thì luôn được anh giữ kín. Tuy nhiên, có một vài ý kiến cho rằng nó có liên hệ tới một hình ảnh từ năm 1557 tượng trưng cho Saturnus[13][14]. Biểu tượng này vẫn được gọi đơn giản là ZoSo, cho dù Page luôn khẳng định nó không liên quan gì tới các chữ viết cả[5].

Tay bass John Paul Jones chọn cho mình một hình ảnh từ cuốn Book of Signs của Rudolf Koch với 1 hình tròn lồng vào giữa 3 vesica piscis[5]. Đây là hình ảnh biểu trưng cho một con người vừa có khả năng, vừa rất tự tin[6]. Đây cũng là logo sau này của bộ phim truyền hình của Mỹ nổi tiếng Phép thuật (1998-2006).

Biểu tượng của Sandy Denny là một biểu tượng của Chúa trong Công giáo

Tay trống John Bonham lựa chọn hình ảnh của 3 chiếc nhẫn lồng vào nhau mà anh cũng lấy từ cuốn sách ở trên của Koch[5]. Đây là hình ảnh tượng trưng cho gia đình với bố, mẹ và con cái[6][nb 1]. Đây cũng là logo của hãng bia Ballantine Brewery[6].

Robert Plant chọn hình ảnh chiếc lông chim nằm trong một hình tròn, thứ mà anh nói là biểu tượng của lục địa Mu đã từng tồn tại[5][6].

Ngoài ra còn có biểu tượng thứ 5 nữa của Sandy Denny khi cô tham gia góp giọng trong "The Battle of Evermore". Nó xuất hiện trong phần giới thiệu thành phần tham gia sản xuất của bản LP, mang hình một ngôi sao cấu thành từ 3 hình tam giác chụm lại tại 1 điểm.

Trong tour diễn của Led Zeppelin tại Anh vào mùa đông năm 1971, trùng với thời điểm phát hành album, ban nhạc cũng mang cả bốn biểu tượng này lên sân khấu. Page để biểu tượng của mình lên chiếc ampli Marshall, Bonham dán nó ở mặt tiền chiếc trống bass, Jones thì dán chúng ở rất nhiều nhạc cụ, và dễ nhìn thấy nhất ở trên chiếc Fender Rhodes của mình còn Plant thì dính biểu tượng của mình ở mặt bên chiếc hộp đựng mic. Chỉ có những biểu tượng của Page và Bonham là còn theo nhóm trong các buổi diễn sau này của Led Zeppelin[15].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Led Zeppelin IV http://www.poparchives.com.au/gosetcharts/1972/197... http://www.collectionscanada.gc.ca/rpm/028020-119.... http://www.allmusic.com/album/led-zeppelin-iv-r195... http://pub37.bravenet.com/forum/3172289350/show/62... http://www.chartstats.com/albuminfo.php?id=474 http://eil.com/features/Definitive_200.asp http://www.ew.com/ew/article/0,,458337,00.html http://books.google.com/?id=W-E9AAAAIAAJ http://books.google.com/books?id=LvowiBHKWgsC&pg=P... http://www.ledzeppelin.com/news/2010/01/08/led-zep...